NHỮNG ĐIỀU CẦN BIẾT TRƯỚC KHI ĐI PHỎNG VẤN DÀNH CHO SINH VIÊN MỚI RA TRƯỜNG

Bạn chỉ cần bỏ ra 10 phút để đọc bài viết này, nhưng nó sẽ theo bạn trong suốt quá trình làm việc. Cùng tham khảo bài viết Những điều cần biết trước khi đi phỏng vấn dành cho sinh viên mới trường sau đây sẽ giúp sinh viên mới ra trường có một buổi phỏng vấn hiệu quả.

Tham gia phỏng vấn tìm kiếm việc làm là một trải nghiệm rất căng thẳng, đặc biệt là đối với sinh viên mới ra trường. Tuy nhiên, bạn không cần quá lo lắng nếu như bạn đọc bài viết này, ghi nhớ và áp dụng nó khi đi phỏng vấn. Với một sự chuẩn bị nghiêm túc và tự tin vào khả năng của mình, bạn sẽ có cuộc phỏng vấn thật suôn sẻ, hãy tự tin để biến buổi phỏng vấn thành một cuộc nói chuyện với nhà tuyển dụng. Bài viết này không giúp cho những kiến thức nghề nghề, kỹ năng và kinh nghiệm của bạn tăng lên nhưng chắc chắn rằng nó sẽ giúp bạn tự tin hơn khi tham dự phỏng vấn, thuyết phục nhà tuyển dụng. Hãy cùng tham khảo để sớm có công việc phù hợp sau khi tốt nghiệp nhé.

Nghiên cứu về công ty

Một trong những điều đầu tiên cần biết khi đi phỏng vấn là tìm hiểu về công ty mà mình đang ứng tuyển. Người phỏng vấn có thể hỏi những điều như “ Bạn đã tìm hiểu gì công ty chúng tôi, Bạn biết gì về công ty?”, “Tại sao bạn muốn làm việc ở đây?” và bạn sẽ tạo được ấn tượng tốt nếu có thể trả lời họ một cách tự tin điều đó chứng tỏ với nhà tuyển dụng rằng bạn đang thực sự nghiêm túc khi ứng tuyển và trân trọng cơ hội nghề nghiệp này. Việc tìm hiểu về công ty không chỉ gấy ấn tượng với nhà tuyển dụng mà bạn cần biết về công ty trước khi ứng tuyển, để lựa chọn môi trường làm việc phù

Để tìm hiểu về công ty, hãy đọc phần “Giới thiệu” hoặc “Về chúng tôi” trên trang web của công ty. Bạn sẽ thấy lịch sử hình thành và phát triển, giá trị cốt lõi, tầm nhìn và sứ mệnh công ty ở đó. Thứ hai, hãy tìm hiểu về họ trên Google. Ngoài ra bạn nên tìm hiểu cả mạng xã hội của họ để biết các hoạt động của công ty. Bạn có thể sẽ đọc được các đánh giá từ những nhân viên hiện tại hoặc trước đây và thậm chí là cả khách hàng của họ, thêm nữa bạn sẽ biết được vị trí bạn ứng tuyển có thường xuyên tuyển dụng hay không, nếu vị trí thường xuyên được đăng tuyển thì điều đó chứng tỏ, vị trí bạn đang ứng tuyển bất ổn về nhân sự, yêu cầu quá cao chưa tuyển được nhân sự, thậm chí là công ty chưa đủ uy tín để tuyển và giữ chân được nhân viên…

Lựa chọn công việc có yêu cầu phù hợp, nắm rõ vị trí ứng tuyển khi phỏng vấn

Để có thể nhận được cuộc gọi hay email mời phỏng vấn bạn cần vượt qua “ vòng gửi xe”. Hãy lựa chọn vị trí làm việc có yêu cầu phù hợp với những kinh nghiệm, kỹ năng mà mình đang có, ví dụ như việc bạn là sinh viên mới ra trường mà ứng tuyển vào vị trí có yêu cầu 3 -5 năm kinh nghiệm làm việc thì việc bạn nhận được lời phỏng vấn và trúng tuyển thì đó là điều không thể, hoặc ngược lại bạn ứng tuyển vào vị trí chắng có yêu cầu về kinh nghiệm, kỹ năng, hay trình độ, vậy thì có thể tất cả những kỹ năng, kinh nghiệm và học vấn của bạn khi đó chỉ là điều đỏ đi vì vị trí đó gần như ai cũng có thể ứng tuyển, vậy thì đó không phải là công việc phù hợp với bạn.

Việc nắm rõ vị trí mình ứng tuyển khi tham dự phỏng vấn là điều rất quan trọng, các bạn sinh viên mới ra trường thường hay mắc phải “căn bệnh” việc nào cũng ứng tuyển, khi được mời phỏng vấn thì không nhớ rõ vị trí mình ứng tuyển là gì, mô tả công việc sẽ phải làm ra sao. Bạn phải đọc kỹ và hiểu rõ bản mô tả công việc để biết rõ các đầu mục công việc mà mình sẽ phải làm.

Lựa chọn trang phục

Một vài đơn vị khi mời phỏng vấn sẽ gửi kèm những yêu cầu khi tham dự phỏng vấn trong đó có cả yêu cầu về trang phục, khi đó bạn hãy tuân thủ những yêu cầu đó từ phía công ty, tuy nhiên có những đơn vị không yêu cầu trang phục bắt buộc thì chúng ta sẽ cần lựa chọn trang phục khi đi phỏng vấn cho phù hợp. Việc lựa chọn trang phục khi đi phỏng vấn cũng khá quan trọng, khi gặp mặt trực tiếp, thái độ và trang phục của bạn sẽ tạo những ấn tượng ban đầu cho nhà tuyển dụng, nếu như công việc bạn tham dự phỏng vấn không phải mấy công việc liên quan đến sáng tạo, thiết kế hay nghệ thuật thì bạn nên mặc những trang phục công sở sáng màu chỉn chu, không nên mặc những trang phục màu sắc sặc sỡ, cầu kỳ quá mức cần thiết, thể hiện bạn đang rất nghiêm túc với cuộc phỏng vấn này.

Đến sớm hơn thời gian được hẹn

Để tránh những bất chắc có thể xảy ra trong quá trình di chuyển tới địa điểm phỏng vấn chúng ta nên có mặt trước ít nhất 20 phút so với giờ hẹn phỏng vấn điều này sẽ giúp bạn không bị muộn giờ, không chỉ vậy nó cũng cho phép bạn có thời gian quan sát và cảm nhận về công ty nơi bạn đến phỏng vấn, việc đến trước giờ phỏng vấn để bản thân cảm thấy thư giãn và  thoải mái hơn trước khi bước vào phỏng vấn.

Thực hành trả lời các câu hỏi thường gặp khi phỏng vấn

Bạn hãy tìm hiểu những câu hỏi thường gặp khi phỏng vấn, học cách thức trả lời khi gặp phải những câu hỏi đó  

Trong quá trình phỏng vấn

Hãy giới thiệu về bản thân mình ngay cả khi CV của bạn đã thể hiện hết trên đó với ngữ điệu đầy nhiệt huyết.

Trong suốt quá trình phỏng vấn hãy giữ cho mình thái độ tươi cười, lịch sự chú ý lắng nghe tới người đang giao tiếp với mình và đặt câu hỏi lại cho nhà tuyển dụng, nên chuẩn bị giấy bút để có thể ghi chép lại nếu cần thiết.

Hãy nói về mong muốn có được cơ hội làm việc ở vị trí mà bạn đang ứng tuyển

Nói lời cảm ơn

Ngay từ khi bắt đầu buổi phỏng vấn bằng việc chào hỏi, khi nhà tuyển dụng mời bạn nói hãy nói lời cảm ơn tới công ty, tới mọi người có mặt trong buổi phỏng vấn, đã dành cho bạn cơ hội để có buổi gặp mặt này và hãy lặp lại điều này thêm 1 lần nữa khi buổi phóng vấn kết thúc.

Các bạn sinh viên mới ra trường còn nhiều tự ti, lo lắng khi đi phỏng vấn, đừng quá suy nghĩ về điều đó, nhà tuyển dụng biết rằng bạn mới ra trường và có ít kinh nghiệm thực tế nhưng mời bạn tới phỏng vấn thì họ đã xem CV của bạn và nhận định rằng bạn có tiềm năng, nên bạn mới có mặt ở buổi phóng vấn đó, việc của bạn chỉ cần tìm hiểu những điều cần biết trước khi đi phỏng vấn để tránh được những lỗi sai khi phỏng vấn, chuẩn bị chu đáo và chứng minh với họ rằng bạn là ứng viên phù hợp cho vị trí này, bất kể kinh nghiệm của bạn như thế nào đi nữa.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *