8 CÂU HỎI PHỎNG VẤN THƯỜNG GẶP VÀ NHỮNG GỢI Ý TRẢ LỜI

Tham gia phỏng vấn là một trải nghiệm không hề dễ dàng không chỉ với những người mới ra trường chưa có kinh nghiệm, cũng như những người đã có nhiều năm kinh nghiệm làm việc, bài viết này chỉ ra cho các bạn thấy những câu hỏi thường gặp khi đi phỏng vấn giúp chúng ta có thể chuẩn bị tốt hơn khi đi phỏng vấn, để thể hiện tốt nhất bản thân mình.

Nhóm câu hỏi kiểm tra:

Câu hỏi 1: Giới thiệu về bản thân bạn?

Rất nhiều bạn mắc phải sai lầm khi phỏng vấn như “thông tin của em đã được ghi trong CV nên em không giới thiệu quá nhiều về bản thân mình nữa” sau đó đi thẳng vào nói về những kinh nghiệm hay thành tích đạt được trong quá trình làm việc.

Trong một cuộc phỏng vấn trực tiếp bạn sẽ có khoảng 10 giây đầu tiên để tạo thiện cảm với nhà tuyển dụng hay còn gọi là “ cái nhìn đầu tiên” tuy nhiên nó chưa đủ để nhà tuyển dụng quyết định có cho bạn cơ hội làm việc hay không, hãy tận dụng cơ hội, thời khắc nhà tuyển cho bạn được tự nói về bản thân để tăng thêm thiện cảm với phần giới thiệu thật ấn tượng, làm nổi bật bản thân mình phù hợp, xứng đáng hơn cả các ứng viên còn lại, nó giống như việc bạn đang tự vẽ bức tranh chân dung bản thân mình qua lời nói.

Gợi ý trả lời:

Ngoài các thông tin cơ bản về họ tên, tuổi (năm sinh), địa chỉ ( bạn nên cung cấp địa chỉ bạn đang sinh sống) có thể nói thêm quê quán bản thân, tóm tắt quá trình học tập và làm việc ( với những ứng viên chưa có kinh nghiệm làm việc thực tế, mới tốt nghiệp hãy nói thêm về các kỹ năng bạn tích lũy được trong quá trình học tập, các môn học được đào tạo, đạt thành tích tốt), các ứng viên cần làm nổi bật sở trường và một số thành quả bạn đạt được trong các công việc trước đó. Đây là một trong tiêu chí quan trọng để người phỏng vấn đánh giá năng lực của ứng viên. Trình bày ngắn gọn, rõ ràng, rành mạch, tránh nói dài dòng, miên man tạo cảm giác chán nản cho nhà tuyển dụng, việc không trình bày quá chi tiết ngoài những mục đích trên còn nhằm để tạo ra khoảng trống cho nhà tuyển dụng có thể hỏi sâu hơn sau khi bạn tự giới thiệu, để mình có thêm cơ hội được nói rõ hơn về các kinh nghiệm và kỹ năng của bản thân.

Câu hỏi 2 : Kinh nghiệm của bạn trong công việc này?

Gợi ý trả lời:

Hỏi rõ hơn về kinh nghiệm làm việc, các đầu mục công việc bạn phải làm ở từng vị trí, Nhiều nhà tuyển dụng thường sẽ đi tới phần kinh nghiệm làm việc thực tế ngay sau khi bạn kết thúc phần giới thiệu. Với phần kinh nghiệm làm việc khi được hỏi làm rõ hãy đảm bảo nói chính xác về thời gian làm việc đừng “khai khống” nhà tuyển dụng kinh nghiệm đủ tỉnh táo và kỹ năng để có thể kiểm tra được điều đó bằng các hỏi đi hỏi lại các công việc bạn đã làm không theo thứ tự thời gian làm cho bạn rối trí và không thể nói chính xác thời gian làm việc như bạn đã chuẩn bị ban đầu hoặc có thể kiểm tra qua người tham chiếu.

Các đầu mục công việc bạn làm trong quá trình làm việc, hãy sử dụng “chiêu thức” nói những gì nhà tuyển dụng muốn nghe, thích nghe bằng các chỉ ra những đầu mục công việc, kỹ năng liên quan nhất tới vị trí bạn đang ứng tuyển trước tiên, đừng cố nói những gì mình không biết, bạn sẽ không trả lời được nếu nhà tuyển dụng hỏi sâu hơn về chuyên môn.

Câu hỏi 3: Bạn đã tìm hiểu gì về công ty chúng tôi và về công việc hôm nay bạn ứng tuyển?

Gợi ý trả lời:

Khi nhận được câu hỏi bạn đã tìm hiểu gì về công ty và công việc bạn ứng tuyển, thực chất là nhà tuyển dụng đang muốn nghe xem vì sao bạn chọn công ty này để ứng tuyển, kiểm tra xem bạn khi đến đâu phỏng vấn đã tìm hiểu gì về công ty nơi bạn đang có mong muốn gắn bó và công việc ứng tuyển bạn sẽ phải làm gì khi trúng tuyển. Nhiều bạn có sai lầm vô cùng tai hại khi trả lời rằng chưa tìm hiểu được gì về công ty và nói sai những đầu mục công việc trong mô tả của nhà tuyển dụng khi đó nhà tuyển dụng sẽ đánh giá bạn đang chưa nghiêm túc với cơ hội làm việc này đây là điều vô cùng tối kỵ khi đi phỏng vấn. Hãy giành thời gian tìm hiểu về công ty và công việc bạn đang ứng tuyển, đến sớm hơn thời gian hẹn phỏng vấn để xem lại những thông tin cần thiết này thể hiện sự hiểu biết của bạn về công ty, về lĩnh vực họ đang hoạt động. Nên kết thúc phần trả lời câu hỏi này với một gợi ý như “ đó là những gì em tìm hiểu được về công ty và công việc, mong rằng anh/chị sẽ cho em biết rõ hơn”

Câu hỏi 4 : Mục tiêu nghề nghiệp của bạn là gì?

Gợi ý trả lời:

Hãy ghi nhớ tôn chỉ khi đi phỏng vấn ghi được điểm với nhà tuyển dụng là nói những gì nhà tuyển dụng muốn nghe, thích nghe. Bạn đang ứng tuyển vào vị trí công việc này nhưng  nếu như mục tiêu nghề nghiệp lại không hề liên quan tới công việc ứng tuyển thì bạn được đánh giá là thật thà, nhưng ngay lập tức sẽ bị xem xét về tính gắn bó với công việc vì mục tiêu của bạn và công ty đang không có bất cứ điểm chung nào cả và có thể với chỉ lý do này thôi thì nhà tuyển sẽ loại bạn khỏi danh sách ứng viên phù hợp, hãy đưa ra định hướng, mục tiêu nghề nghiệp có liên quan tới công việc bạn muốn ứng tuyển, hãy trả lời sao để bạn là một ứng viên thông minh.

Nhóm câu hỏi phỏng vấn đánh giá

Câu hỏi 5: Bạn mong muốn gì ở công ty?

Việc đặt ra câu hỏi này nhằm nắm được nguyện vọng của ứng viên còn bên người lao động có thể nói nguyện vọng của mình. Mục đích của nhà tuyển dụng muốn tìm ra một ứng viên phù hợp với đặc thù tính chất công việc và phù hợp với ngân sách, chế độ đãi ngộ của công ty.

Gợi ý trả lời:

Hãy thẳng thắn nói với tuyển dụng những  bạn đang mong muốn về môi trường làm việc, quyền lợi, chế độ đãi ngộ của công ty, trợ cấp cho người lao động có những gợi ý cho bạn như :

  • Mong muốn môi trường làm việc trẻ trung, năng động.
  • Đồng nghiệp hòa đồng, giúp đỡ nhau trong công việc.
  • Chế độ thăng tiến.
  • Được ghi nhận…

Câu hỏi 6: Tại sao bạn nghỉ việc ở công ty cũ?

Môi trường làm việc, không có cơ hội thăng tiến, công việc không phù hợp hoặc là vì quản lý cũ hoặc một lý do cá nhân nào đó, quãng đường quá xa nhà đó là một số những lý do gặp phải nhưng nếu trả lời như vậy thì đây cũng có thể là lý do bạn không nhận được thông báo trúng tuyển. Tuy nhiên, dù với bất kể lý gì, khi trả lời câu hỏi này, bạn cần tránh nói xấu hay than phiền về sếp, đồng nghiệp và công ty cũ.

Gợi ý trả lời:

“Với mong muốn, định hướng phát triển bản thân để hơn nữa và được phát huy hết nhứng kiến thức, kỹ năng mà bản thân tích lũy được trong quá trình làm việc, được làm công việc như mong muốn như(công việc bạn đang ứng tuyển), nên em muốn tìm một môi trường làm việc mới năng động hơn, cơ hội phát triển và học hỏi cao hơn để có thể cống hiến lâu dài”.

 

Câu hỏi 7: Bạn mong muốn mức lương bao nhiêu?

Gợi ý trả lời:

Khi nhà tuyển dụng khi đặt câu hỏi này là muốn bạn tự đánh giá năng lực của bản thân. Đồng thời dựa trên câu trả lời của bạn họ sẽ đánh giá được tham vọng và mục tiêu của bạn.

Để trả lời câu hỏi này, đưa ra mức lương không quá thấp hoặc quá cao với khung lương trong thông báo tuyển dụng (nếu có) đừng đưa mức lương mong muốn lên tận mây xanh ,cũng đừng vì thiếu tự tin mà để mức lương qua thấp, hãy là một ứng viên thông minh đưa ra một mức lương hợp lý, đủ để thấy được giá trị bản thân.

 

Có một vài cách trả lời như: em tin rằng công ty sẽ có những đánh giá và đưa ra cho em một mức lương xứng đáng, hoặc có thể xin thêm thời gian suy nghĩ, trước khi đưa ra mức lương mong muốn (tuy nhiên đây là câu trả lời không nên dùng nhất, hãy tìm hiểu về vị trí bạn đang ứng tuyển với những yêu cầu tương đương và khung lương ở các công ty khác), hoặc có thể đề nghị nhà tuyển dụng đưa ra mức lương và chế độ phúc lợi của công ty họ trước, tuy nhiên sẽ có những nhà tuyển dụng cần bạn trả lời luôn tại thời điểm đó thì hãy nhớ rằng đừng nên đưa ra con số cụ thể, thay vào đó hãy đưa ra mức lương nằm trong khoảng bao nhiêu (đừng để khoảng mong muốn quá xa 10-20 triệu đồng).

Gợi ý trả lời:

“Tôi mong muốn nhận được mức lương khoảng 12-15 triệu. Tôi nghĩ rằng đây là mức lương mà công ty có thể trả cho vị trí này. Đồng thời đây cũng là mức lương phù hợp với tôi, có thể giúp tôi an tâm làm việc và gắn bó lâu dài với công ty.”

Ngoài mức lương ra, trong quá trình phỏng vấn ứng viên cũng nên hỏi trao đổi thẳng thắn về các chế độ, quyền lợi khác.

Câu hỏi 8: Bạn có câu hỏi nào cho chúng tôi không?

Gợi ý trả lời:

Khi được nhà tuyển dụng hỏi câu này hãy cứ thẳng thắn trao đổi những điều bạn chưa rõ, nếu khi các thắc mắc khác như quy trình tuyển dụng, chế độ phúc lợi, giờ làm việc… đã được nhà tuyển dụng trả lời mà thực sự bạn không còn câu hỏi hoặc chưa nghĩ ra câu hỏi hãy nhờ nhà tuyển dụng chia sẻ “ anh/chị có thể chia sẻ giúp em thêm về văn hóa công cty/ những điều làm anh/chị yêu thích khi làm việc tại công ty”.

Trên đây là những câu hỏi thường gặp mà nhà tuyển dụng hỏi khi phỏng vấn, tuy nhiên không phải nhà tuyển dụng nào cũng hỏi theo thứ tự các câu hỏi này, tùy thuộc vào vị trí ứng tuyển, yêu cầu công việc mà nhà tuyển dụng sẽ có những câu hỏi khác nữa, nhưng hãy chuẩn bị cho mình sự tự tin để sẵn sàng trả lời những câu hỏi thường gặp này.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *